TTO – Ngày 3-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2-2022, phiên họp thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm; dự thảo chương trình phòng chống dịch COVID-19 giai đoạn năm 2022-2023…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ trong thời gian tới – Ảnh: VGP
Thủ tướng dự báo, tình hình tháng 3 và những tháng tới sẽ tiếp tục có khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và thời cơ, nhiều diễn biến không dự báo được. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thời gian tới.
Trước hết, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi, bám sát, nắm chắc tình hình, diễn biến thế giới và khu vực có liên quan tới các lĩnh vực chỉ đạo, điều hành để chủ động xử lý, giải quyết theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thứ hai, tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và thực hiện nghiêm các công thức, phương châm phòng chống dịch đã được tổng kết.
Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh; nghiên cứu, đánh giá tình trạng kháng thể bảo vệ trước SARS-CoV-2 trên phạm vi cả nước, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu.
Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan tới tình hình Ukraine do Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm tổ trưởng.
Nhiệm vụ thứ tư là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác.
Nghiên cứu một số chính sách về thuế, phí để giảm chi phí đầu vào; nâng cao năng lực sản xuất xăng dầu trong nước, Phó thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo, xử lý các vấn đề liên quan.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng, nhất là liên quan tới công tác phòng chống dịch, giá cả nguyên vật liệu, xăng dầu…
Cùng với đó, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là đầu tư cho hạ tầng; kiên quyết điều chỉnh vốn của các bộ, ngành địa phương chưa phân bổ xong kế hoạch vốn trong tháng 3, sau đó kiểm điểm trách nhiệm.
Phân bổ vốn tích cực, đúng hướng, khả thi đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tích cực giải ngân vốn ODA, vốn vay nước ngoài.
Nguồn tuoitre.vn
Các tin khác- Ngày 30.4 thêm gần 2.000 ca mắc Covid-19 trong nước, 3 ca tử vong
- Tình hình dịch Covid-19 mới nhất tại TP.HCM ngày 24.4
- TP HCM bảo vệ người già, có bệnh nền trước nguy cơ Covid tái bùng phát
- TP.HCM xem xét kích hoạt trở lại chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ do COVID-19
- Ngày 23/10: Lần đầu tiên sau gần 1 năm, số ca mới COVID-19 giảm còn 158
- Sáng 8/10: Làn sóng dịch có nguy cơ quay trở lại châu Âu
- Tăng cường công tác phòng chống dịch và tiêm chủng phòng COVID-19
- Bộ Y tế ban hành quy định mới, bãi bỏ yêu cầu đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần
- Cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đã xuất hiện trong cộng đồng
- Dấu hiệu nhiễm biến thể BA.5 của Omicron bạn không nên bỏ qua